Việc khai thác gỗ tự nhiên trên thế giới đang nhanh chóng phá hủy sự cân bằng sinh thái. Rất nhiều quốc gia đã cố gắng tìm ra phương pháp để hạn chế việc khai thác gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên thì ngày một tăng lên và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các chuyên gia đã khẳng định rằng chỉ có thể tìm ra nguyên liệu thay thế mới có thể giải quyết cho vấn đề này.
Để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, các nhà nghiên cứu vật liệu mới đã phát triển những công nghệ kỹ thuật tiên tiến để thay thế cho gỗ tự nhiên bằng loại vật liệu thân thiện môi trường được kết hợp từ gỗ và sợi nhựa mà chúng ta quen gọi là Gỗ Composite (Wood Plastic Composite – WPC). Gỗ Composite đang dần chiếm ưu thế và trở thành vật liệu thay thế cho gỗ tự nhiên như một sự mới mẻ với tính năng tốt hơn, quy trình sản xuất và hiệu suất cũng được cải thiện đáng kể.
Gỗ Composite mang đến những tính năng mà gỗ tự nhiên không có như: không bị cong vênh, mối mọt, màu sắc không bị phai mờ theo thời gian, có nhiều màu sắc để lựa chọn mà không cần phải sơn phủ… Có thể nói, vật liệu Gỗ Composite cung cấp một loạt các tính năng ưu việt, bao gồm sự bền bì, giảm thiểu đáng kể yêu cầu về bảo trì, khả năng chống lão hóa do nhiều yếu tố và đặc biệt là không cần đến việc cắt đục như gỗ tự nhiên.
Dưới đây là so sánh đặc điểm của gỗ composite và các vật liệu khác:
Đặc tính vật lý của gỗ composite:
Tóm tắt 9 đặc điểm nội trội của gỗcomposite
Thứ nhất, an toàn với sức khỏe
Gỗ Composite không chứa chất formandehyde nên thân thiện với môi trường và con người.
Thứ 2, Bề mặt cứng và nhẵn
Được tạo thành từ gỗ và nhựa nên gỗ Composite cứng như gỗ và bề mặt nhẵn như nhựa. Chính vì thế, gỗ Composite đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật trong nội thất.
Thứ 3, Sơn phủ lên bề mặt gỗ Composite dễ dàng
Để tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm, các nhà thi công, sản xuất nội thất có thể sơn trực tiếp lên bề mặt gỗ Composite; bề mặt phù hợp với các loại sơn gốc dầu và gốc nước.
Thứ 4, Chống chịu nước tuyệt đối
Với khả năng chống chịu nước, gỗ Composite mang đến một giải pháp mới thay thế cho gỗ công nghiệp và được ứng dụng trong các không gian có độ ẩm cao như phòng tắm, phòng bếp, phòng vệ sinh công cộng…
Thứ 5, Chống mối mọt tuyệt đối
Sự kết hợp giữa bột nhựa và bột gỗ làm giảm thiểu lượng cellulose trong sản phẩm nên gỗ composite có khả năng chống mối mọt.
Thứ 6, Chống cháy lan
Khả năng không duy trì ngọn lửa và giảm sự lan tỏa của đám cháy nên gỗ Composite sẽ là một giải pháp hiệu quả và an toàn trong đồ nội thất đối với các tòa nhà chung cư, văn phòng, khu vui chơi giải trí…
Thứ 7, Dễ thi công
Việc gia công gỗ Composite đơn giản như gỗ công nghiệp nên các máy móc để gia công tương tự như các máy móc dùng để gia công gỗ công nghiệp như máy cưa bàn trượt, máy bào, máy dán cạnh, máy cắt CNC…
Thứ 8, Tuổi thọ cao
Với độ bền cao, gỗ Composite là dòng vật liệu được các nhà thi công, sản xuất nội thất tin dùng để tăng tính an toàn và bảo hành sản phẩm.
Thứ 9, Tiết kiệm chi phí
Quá trình sản xuất sử dụng gỗ composite sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí làm phẳng bề mặt. Hơn nữa, Gỗ Composite còn có khả năng tái chế giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm duy nhất của gỗ Composite hiện nay là giá thành cao, làm cho gỗ Composite chưa được phổ biến đến người tiêu dùng Việt Nam vốn có thu nhập không cao.
Trong tương lai, nhận thức về loại vật liệu gỗ Composite này như là những sản phẩm đại diện cho những “kiến trúc xanh”. Trong đó, việc phát triển những sản phẩm này cũng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng đẩy lùi việc sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ những cánh rừng.
Gỗ composite đã được rất nhiều kiến trúc sư đưa vào sử dụng như là một sự công nhận chất lượng cũng như tính hợp thời của nó. Nói chính xác hơn, việc phát minh ra gỗ composite chính là một cuộc cách mạng xanh trong ngành kiến trúc và xây dựng. Trong tương lai, gỗ composite chắc chắn sẽ là một loại vật liệu thống lĩnh thị trường nội thất và ngoại thất tại Việt Nam, thị trường nội thất Quảng Ngãi và Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên sẽ không nằm ngoài quy luật đó.